Đình Bình Phụng thuộc ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đình được tạo lập vào năm 1920, bằng tre lá đơn sơ thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và những bậc tiền nhân có công với làng xã. Bên cạnh đó dân làng còn thờ ông Tà theo tín ngưỡng dân gianNăm 1925 đình được trùng kiến theo một ngôi đình Nam bộ truyền thống. Đình có kiến trúc hình chữ tam gồm võ quy, võ ca và chánh điện.
Trong kháng chiến chống Pháp, đình Bình Phụng là một trong những địa điểm liên quan đến cuộc khởI nghĩa Nam Kỳ. Cuối năm 1940 thực dân Pháp đàn áp phong trào Nam Kỳ khởi nghĩa, lục soát ngôi đình và bắt đi hơn 20 nghĩa quân.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng sử dụng đình Bình Phụng làm trụ sở Ủy Ban Hành Chính xã, là nơi hội họp các đoàn thể như Phụ Nữ, Thanh Niên Tiền Phong,... của xã Trung HiệpCuối năm 1946 thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn đình Bình Phụng. Đem cây gỗ về cất trại lính ở Mai Phốp (Trung Hiếu).
Đến năm 1955 đình được dựng tạm cách nền đình cũ khoảng 400m về hướng cầu Sẹo (nay là trường học cấp I A).
Năm 1994 đình dời trở về vị trí ban đầu.
Ngày 21/4/2002 đình Bình Phụng được khởi công xây dựng lại hoàn toàn mới trên diện tích 3050m2 bao gồm: chánh điện, nhà khói và sân khấu. Đình có khoảng sân rộng, trồng nhiều hoa kiểng, cây xanh. Khoảng sân đủ sức chứa đông người tập trung trong các dịp lễ hội. Trong sân đình có một bia sự kiện Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940, bia làm bằng nguyên khối đá hoa cương màu đỏ do cựu nghĩa quân Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) phụng lập ghi lại sự kiện Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940.
Hằng năm đình có hai lễ cúng chính là:
Lễ Hạ Điền ngày 17/3 âm lịch
Lễ Thượng Điền 17/10 âm lịch
Đình Bình Phụng được lập vào năm 1920 khá muộn so với các đình khác trong tỉnh. Vì bị thực dân Pháp thiêu hủy hoàn toàn vào năm 1946 nên tính đến thời điểm trùng tu quy mô vào năm 2003 thì đình đã hoàn toàn thay đổi so với một mái đình đơn sơ tre lá của thuở ban đầĐình Bình Phụng được UBND tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh (quyết định số 970/QĐ.UBT, ngày 17/4/2003).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét