http://www.moet.gov.vn/?page=9.6
Trang web này giúp giáo viên và học sinh cập nhật thông tin về ngành giáo dục như về văn bản, quyết định và thông tư về ngành, về tuyển sinh, học phí, các hoạt động v.v... hổ trợ tốt cho hoạt động giảng dạy và học tập.
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010
Tạp chí trực tuyến
http://www.vjol.info/
Trang web này giúp giáo viên và học sinh đọc trực tuyến những tạp chí phục vụ cho việc giảng dạy và học tập như : Tạp chí Hóa học, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Thông tin khoa học và xã hội v.v...
Mỗi ngày một cuốn sách
http://www.moingay1cuonsach.com.vn/?page=home&portal=minhchau
Trang web này giúp cho giáo viên và học sinh tiếp cận những tri thức mới, tìm hiểu thông tin cũng như bổ sung kiến thức.
Trang web này giúp cho giáo viên và học sinh tiếp cận những tri thức mới, tìm hiểu thông tin cũng như bổ sung kiến thức.
Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010
ĐÌNH BÌNH PHỤNG - VĨNH LONG
Đình Bình Phụng thuộc ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đình được tạo lập vào năm 1920, bằng tre lá đơn sơ thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và những bậc tiền nhân có công với làng xã. Bên cạnh đó dân làng còn thờ ông Tà theo tín ngưỡng dân gianNăm 1925 đình được trùng kiến theo một ngôi đình Nam bộ truyền thống. Đình có kiến trúc hình chữ tam gồm võ quy, võ ca và chánh điện.
Trong kháng chiến chống Pháp, đình Bình Phụng là một trong những địa điểm liên quan đến cuộc khởI nghĩa Nam Kỳ. Cuối năm 1940 thực dân Pháp đàn áp phong trào Nam Kỳ khởi nghĩa, lục soát ngôi đình và bắt đi hơn 20 nghĩa quân.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng sử dụng đình Bình Phụng làm trụ sở Ủy Ban Hành Chính xã, là nơi hội họp các đoàn thể như Phụ Nữ, Thanh Niên Tiền Phong,... của xã Trung HiệpCuối năm 1946 thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn đình Bình Phụng. Đem cây gỗ về cất trại lính ở Mai Phốp (Trung Hiếu).
Đến năm 1955 đình được dựng tạm cách nền đình cũ khoảng 400m về hướng cầu Sẹo (nay là trường học cấp I A).
Năm 1994 đình dời trở về vị trí ban đầu.
Ngày 21/4/2002 đình Bình Phụng được khởi công xây dựng lại hoàn toàn mới trên diện tích 3050m2 bao gồm: chánh điện, nhà khói và sân khấu. Đình có khoảng sân rộng, trồng nhiều hoa kiểng, cây xanh. Khoảng sân đủ sức chứa đông người tập trung trong các dịp lễ hội. Trong sân đình có một bia sự kiện Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940, bia làm bằng nguyên khối đá hoa cương màu đỏ do cựu nghĩa quân Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) phụng lập ghi lại sự kiện Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940.
Hằng năm đình có hai lễ cúng chính là:
Lễ Hạ Điền ngày 17/3 âm lịch
Lễ Thượng Điền 17/10 âm lịch
Đình Bình Phụng được lập vào năm 1920 khá muộn so với các đình khác trong tỉnh. Vì bị thực dân Pháp thiêu hủy hoàn toàn vào năm 1946 nên tính đến thời điểm trùng tu quy mô vào năm 2003 thì đình đã hoàn toàn thay đổi so với một mái đình đơn sơ tre lá của thuở ban đầĐình Bình Phụng được UBND tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh (quyết định số 970/QĐ.UBT, ngày 17/4/2003).
VĂN THÁNH MIẾU - VĨNH LONG
Cùng với Văn Thánh Miếu ở Biên Hòa - Đồng Nai, Văn Thánh Miếu ở Gia Định xưa kia, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng đất Nam bộ từ thế kỷ 19.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long tọa lạc trên một sở đất rộng, cặp bên bờ sông Long Hồ, thuộc phường 4, thị xã Vĩnh Long, cách thị xã khoảng 2km. Người chủ xướng xây dựng công trình này là cụ Phan Thanh Giản và cụ Đốc học Nguyễn Thông. Công trình Văn Thánh Miếu xây dựng hết hai năm (1864-1866). Bước chân đến cổng Văn Thánh Miếu, du khách bỗng cảm thấy dịu hẳn đi cái oi nồng nhờ ngọn gió từ bờ sông Long Hồ thổi đến. Muốn vào, phải bước qua cổng tam quan, với hai nếp mái, được sơn màu vàng nhạt. Cổng chính lớn hơn hai cổng phụ. Cổng được xây theo hình vòm. Phía trên cổng chính có ba chữ Hán, dưới ba chữ Hán đó là hàng chữ quốc ngữ: Văn Thánh Miếu. Hai bên cột cổng là hai hàng câu đối bằng chữ Hán nói về đức sáng của Khổng Tử, cũng như ca ngợi Văn Thánh Miếu. Vào trong, lòng du khách cảm nhận được sự yên tĩnh và tôn nghiêm như ở chốn thiền môn. Không gian bao la rộng lớn, một con đường tráng nhựa thẳng tắp với hai hàng cây cổ thụ hai bên, có tiếng chim líu lo trên cành, cơn gió từ đâu ập đến, làm rung chuyển những cành cây nghe xào xạc, lòng cảm thấy lâng lâng khó tả. Phía bên tay phải của du khách là Văn Xương Các - nơi dùng để chứa sách, đọc sách và cũng là nơi dành cho các sĩ phu hội họp, học tập, đàm đạo văn chương thi phú... Tầng trên lầu thờ ba vị Văn Xương Đế Quân, là những vị thần chuyên lo việc học hành thi cử. Tầng dưới thờ Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản và cụ Phan Thanh Giản. Ngoài ra nơi đây còn thờ các vị quan cựu trào ở Vĩnh Long như: Đốc học đường Nguyễn Thông, Đốc bộ đường Trương Văn Uyển, Giáo thọ Nguyễn Trí Mẫn... Thắp ba nén nhang lên bàn thờ chư vị, khói nhang quyện chặt lòng người mà lòng tưởng nhớ đến các vị danh sư đạo cao đức trọng một thời. Từ Văn Xương Các, du khách dời gót, bộ hành theo con đường được tráng xi măng thẳng tắp độ chừng 100m là đến nơi thờ chính của Văn Thánh Miếu. Văn Thánh Miếu này được xây dựng trên nền đá xanh cao khoảng 90cm. Bàn thờ giữa của Văn Thánh Miếu thờ đức Khổng Tử và bốn vị cao đồ như Tống thánh Tăng Tử, Á thánh Mạnh Tử, Phục thánh Nhan Tử và Thuật thánh Tử Tư. Bàn thờ hai bên tả hữu thờ 12 vị cao đồ. Phía bên ngoài là hai ngôi miếu nhỏ, đơn sơ gọi là Tả vu và Hữu vu, thờ 72 vị là học trò giỏi của Khổng Tử hay còn gọi là Thất thập nhị hiền. Nơi đây còn có tấm bia đá được dựng vào năm 1867, có khắc bài ký của cụ Phan Thanh Giản ở mặt trước và công đức của các vị đóng góp xây dựng công trình ở mặt sau. Rời Văn Thánh Miếu, du khách sẽ cảm thấy hài lòng vì có một buổi tham quan thú vị, vừa thư giãn tinh thần, vừa chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ xưa, được hiểu thêm đôi chút về văn hóa dân tộc.
TIÊN CHÂU - MỘT DANH LAM CỔ TỰ Ở VĨNH LONG
Chùa Tiên Châu ở cù lao sông Tiền thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ). Tên đầu tiên của chùa Tiên Châu là Di Đà tự
Theo truyền thuyết hai làng Bình Lương và An Thành mặc dù cách nơi đô hội không xa nhưng không khí tĩnh mịch, cây cối tươi tốt. Tại nơi đây có xóm chài lưới, nhà cửa thưa thớt. Những đêm trăng thanh gió mát, thỉnh thoảng có tiên nữ xuống trần tắm. Do đó bãi sông này được đặt tên là Bãi Tiên (Tiên Châu) hay bãi Bích Trân. Cuối thế kỷ XIX chùa Di Đà bị xuống cấp nên tín đồ Phật tử đã trùng tu ngôi chùa vào năm Kỷ Hợi 1899. Từ đó ngôi chùa có tên chính thức là Tiên Châu Tự. Di Đà tự là một đại già lam, Bãi Tiên là một thắng cảnh. Do đó, từ xưa đến nay có rất nhiều tài tử giai nhân đến ngắm cảnh, ngâm vịnh. Chùa Tiên Châu hiện nay giữ được quy mô của năm Kỷ Hợi (1899), gồm bốn nóc: tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ. Các khu vực vừa kể làm theo kiểu tứ trụ, được nới rộng theo kiểu ngang dọc nhờ các kèo đấm, kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, xung quanh đóng vách bổ kho. Nội điện chùa Tiên Châu được trang trí đẹp đẽ. Giữa tứ trụ là một khánh thờ, bên trong tôn trí một pho tượng Phật Di Đà bằng đất sét lớn. Hai bên vách hông là khánh thờ thần Già Lam, khánh thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập Điện Minh vương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào – Bắc Đẩu, Địa Tạng, Chuẩn Đề, Hộ Pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ. Trung đường và nhà tổ là nơi thờ các vị tổ sư tiền bối và thiện nam tín nữ đã quá vãng. Đây cũng là nơi tiếp khách nên treo rất nhiều tranh khuyến thiện và những câu đối có ý nghĩa thâm trầm. Chùa Tiên Châu được bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 12/12/1994. Chùa Tiên Châu là ngôi chùa cổ danh tiếng, có cảnh đẹp thu hút nhiều tao nhân mặc khách xưa nay. Trong dân gian hiện vẫn lưu truyền bài thơ của Ông Nguyễn Hữu Đức: “Tiên Châu giăng nước Vĩnh Long thành Đây rộn rực nhiều đó vắng tanh Khuất nước cỏ cây nhà trắng trắng Chia hai trời nước liễu xanh xanh Cảnh người trời nước ba thằng mục Chùa Phật hôm mai một tiếng kình Danh lợi vì đây lòng chẳng tưởng Bốn mùa phong cảnh chẳng ai tranh?”.
CÙ LAO AN BÌNH - BÌNH HÒA PHƯỚC - VĨNH LONG
Là cù lao nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, nơi tập trung nhiều điểm du lịch. Cù lao rộng khoảng 60 km2, gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú. Ðất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, sapôchê..
Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hoà Ninh với hàng trăm các loại cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thuỷ, lài... xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon. Nhà sàn ông Mười Ðầy: nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hoà, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sapôchê. Nhà được chọn là nơi phục vụ khách du lịch ăn trưa và nghỉ đêm trong chương trình "Ði trong màu xanh đồng bằng sông Cửu Long" của công ty du lịch Cửu Long. Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây cất theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau là vườn chôm chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm dành cho khách du lịch. Các vườn trái cây đặc sản khác Vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, và vô số các vườn trái cây khác Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hoà huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long 30 km, chuyên trồng bưởi năm roi, loại bưởi ngon nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
CHÙA CỔ LONG AN - VĨNH LONG
Cách trung tâm thị trấn Trà Ôn trên 3km, từ Quốc lộ 54 theo đường nhỏ khoảng 500m, đến chùa cổ Long An. Chùa còn có tên Đồng Đế, tọa lạc tại ấp Mỹ Trung, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Theo các cụ cao niên, cách nay gần hai thế kỷ, nơi đây đồng hoang mọc nhiều cây đế dại, dân cư thưa thớt. Thập niên 1860 có vị tu sĩ từ miền Ngũ Quảng vào chọn nơi đây làm chỗ dừng chân tu hành.
Sơ khởi là am nhỏ, ông khai hoang mở đất làm rẫy sinh sống. Đến cuối thế kỷ 19, gia tộc ông Cả Lảm là người mộ đạo, hiến 30 công đất để xây chùa và làm tự điền, hằng năm có hoa màu, lúa thóc phục vụ lễ lạc, xây dựng. Chùa được đặt tên là Long An. Năm 1931 Hòa thượng Thích Khánh Anh đang làm pháp sư tại trường Gia giáo chùa Giác Hoa (Bạc Liêu) được thỉnh về làm trụ trì để hoằng khai đạo pháp. Lúc này tăng đồ và phật tử theo học rất đông. Đến năm 1842 Hòa thượng Khánh Anh về chùa Phước Hậu, các Hòa thượng Thiện Lực, Thiện Trang, Nhựt Liên... lần lượt được trông nom ngôi Tam bảo. Chùa có kiến trúc cổ kính gồm chính điện, hậu liêu, nhà trai trên diện tích khoảng 500m2, nền được cuốn gạch đại cao 0,5m. Tiền điện hướng Đông Bắc nhìn ra QL 54. Bao quanh là khuôn viên rộng thoáng, có cổ thụ sao dầu dương, bờ tre, khóm trúc, cây trái tạo nên cảnh quan đẹp, yên tĩnh. Đến thập niên 1960 chùa do tu sĩ Hồ Văn Lục pháp danh Thích Phước Y chăm sóc. Thời gian này do hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn, thiên nhiên tác hại, lại xa khu dân cư, chùa dần dà xuống cấp. Tu sĩ Phước Y thu hẹp chính điện, quay mặt về hướng Đông. Ông vận động phật tử xây nhà Tổ, cổng tam quan, tháp các Tổ, trồng thêm hoa kiểng. Tháng 4 năm 2000 do tuổi cao sức yếu, Ban trị sự Phật Giáo Vĩnh Long điều Đại đức Thích Tuệ Quang là môn đệ của Thượng tọa Thích Thanh Từ về quán xuyến. Chỉ trong thời gian ngắn, chùa đã xây dựng thêm nhà trai, hai thất tịnh, cải bổ lại huê viên, tạo vườn tược quanh chùa đẹp đẽ, trang nhã. Tính từ các Tổ khai sáng mà công dày đạo trọng là Hòa thượng Khánh Anh đến Đại đức Tuệ Quang, ngày nay chùa Long An trải qua bốn, năm đời trụ trì, giám quản và cũng nhiều lần hưng phế... Các di vật xưa còn lại là hai hoành phi: Long An tự, Đại hùng bửu điện, và các câu liễn đối, có câu với nội dung: Phật tức tâm, tâm tức phật tế độ hữu duyên siêu vạn kiếp. Sắc thị không, không thị sắc quang minh vô lượng chiếu thập phương. Tất cả bằng chữ Hán, móc chìm sơn son thếp vàng, tạo tác khoảng 100 năm. Ở nhà Hậu Tổ có bệ thờ có di ảnh cố Hòa thượng Khánh Anh, Thiện Hoa, Thiện Hòa, Nhựt Liên. Quanh sân chùa có tháp trì cốt Hòa thượng Thiện Lực, Thiện Trang... Có lịch sử hình thành lâu đời, chùa Long An còn là điểm dừng chân của các cao tăng nổi tiếng ở Nam bộ: Khánh Anh, Huệ Quang, Khánh Hòa, Pháp Hải... lập nên Liên đoàn Học xã hoằng dương chánh pháp, truyền bá quốc ngữ. Tiếp đến có Thượng tọa Thiện Hòa, Thiện Hoa trở về duy trì chí hướng các Tổ quy tập được tăng đồ, phật tử khá đông. Cũng tại ngôi chùa này ngày 30 tháng Giêng Tân Sửu (16/4/1961) Hòa thượng Thích Khánh Anh viên tịch khi đang đảm nhận trọng trách là Thượng Thủ kiêm Pháp chủ Giáo hội Tăng già toàn quốc. Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập, khuôn viên chùa là căn cứ địa hoạt động, giao liên của lực lượng cách mạng huyện Trà Ôn. Các tu sĩ giữ chùa hoạt động hợp pháp đóng góp tiền của vật dụng, thuốc men... cho cách mạng.
Bách khoa toàn thư mở
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_ChÃnh
Trang web này giúp giáo viên và học sinh tra cứu và tham khảo tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Trang web này giúp giáo viên và học sinh tra cứu và tham khảo tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Thư viện Tỉnh Vĩnh Long
http://www.thuvienvinhlong.org.vn/
Trang web giúp cho giáo viên và học sinh tìm hiểu về thư viện tỉnh Vĩnh Long, giúp tìm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
Trang web giúp cho giáo viên và học sinh tìm hiểu về thư viện tỉnh Vĩnh Long, giúp tìm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
Giải trí 24h
http://hcm.24h.com.vn/
Trang web này giúp cho giáo viên và học sinh tìm hiểu thông tin về thị trường, các tin tức trong ngày v.v....
Trang web này giúp cho giáo viên và học sinh tìm hiểu thông tin về thị trường, các tin tức trong ngày v.v....
Tin tức trong ngày
http://vnexpress.net/GL/Home/
Trang web này dành cho giáo viên, học sinh theo dõi tin tức hàng ngày trong nước và trên thế giới
Trang web này dành cho giáo viên, học sinh theo dõi tin tức hàng ngày trong nước và trên thế giới
Sách hay
http://www.sachhay.com/trang-chu.aspx
Trang web này phổ biến tri thức, giới thiệu kèm theo tóm tắt những quyển sách hay và mới, là trang web bổ ích dành cho giáo viên, học sinh.
Trang web này phổ biến tri thức, giới thiệu kèm theo tóm tắt những quyển sách hay và mới, là trang web bổ ích dành cho giáo viên, học sinh.
Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010
Giới thiệu chung về Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Vĩnh Long
1. Quá trình hình thành :
Năm 1991 Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm ra đời, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và đào tạo, phát hiện học sinh có năng khiếu học tập, có năng lực tự học tự rèn. Từ đó bồi dưỡng và đạo tạo trở thành học sinh giỏi toàn diện, đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia, chuẩn bị nguồn để đạo tạo tài năng cho địa phương và đất nước. Trường được thành lập nhưng chưa có cơ sở phải gửi học sinh học tại trường THPT Lưu Văn Lựêt. Đến năm 1992 mượn tạm cơ sở của Trường Bổ túc văn hoá Tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1992 Thư viện Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm mới được thành lập, vốn tài liệu dưới 1000 bản do Công ty sách thiết bị và Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh cấp về, phòng Thư viện là Hội trường của Trường Bổ túc văn hoá Tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1996 Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm có cơ sở mới (của Trường cao đẳng sư phạm Tỉnh chuyển sang). Thư viện là một phòng học, diện tích 54m2, vốn tài liệu 3800 bản.
Năm 1999 nhà trường tiến hành xây mới các phòng chức năng trong đó có Thư viện. Thư viện được đặt ở tầng 3 nối liền với khu học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên, không gian yên tĩnh, thoáng mát, bên hông là khoảng đất trồng cỏ cây xanh bao phủ, thuận tiện cho bạn đọc đến học tập và nghiên cứu nhưng chưa có phòng đọc riêng cho giáo viên và học sinh, diện tích phòng Thư viện là 64m2, vốn tài liệu 5700 bản.
Năm 2002 Thư viện xây dựng phòng đọc cho học sinh, giáo viên tiến hành cải tổ hoạt động của Thư viện, trang bị phòng máy tính nối mạng internet giúp cho giáo viên và học sinh truy cập thông tin phục vụ cho việc giảng dạy và học tập và được Bộ giáo dục và đào tạo công nhận là Thư viện chuẩn quốc gia theo quyết định 659 của Bộ giáo dục và đào tạo.
Năm 2010 Sở giáo dục và đào tạo công nhận là Thư viện chuẩn quốc gia theo quyết định 01/2003 của Bộ giáo dục và đào tạo.
2. Cơ cấu tổ chức thư viện Trường :
2.1 Cán bộ thư viện :
Là một thư viện nhỏ nên chỉ có 1 cán bộ chuyên trách thư viện, đang theo học lớp DH LT Thư viện Thông tin
Ngoài ra để phát huy mạnh mẽ tác dụng của Thư viện, vào đầu năm học nhà trường thành lập một Tổ công tác thư viện gồm các thành viên sau :
- Phó Hiệu trưởng Tổ trưởng
- Cán bộ thư viện Tổ phó
- Các Tổ trưởng chuyên môn (08 tổ) Ủy viên
- Bi thư Đoàn TNCS HCM Ủy viên
- Chủ tịch Công đoàn cơ sở Ủy viên
- Giáo viên chủ nhiệm các khối lớp 10, 11, 12 Ủy viên
- Lớp trưởng các khối lớp 10, 11, 12 Ủy viên
Hàng tháng định kỳ Tổ công tác thư viện họp triển khai công tác, thông qua tình hình hoạt động của thư viện, lên kế hoạch bổ sung vốn tài liệu theo yêu cầu của từng tổ chuyên môn và học sinh, lên kế hoạch hoạt động tháng phục vụ cho cán bộ giáo viên và học sinh, phục vụ các câu lạc bộ chuyên đề của Tổ chuyên môn, các hoạt động ngoại khoá của nhà trường …
Tổ công tác thư viện hoạt động tích cực và có hiệu quả, nhờ vậy Thư viện xây dựng được mạng lưới bạn đọc toàn trường, đáp ứng yêu cầu bạn đọc.
2.2 Cơ sở vật chất :
Diện tích của Thư viện Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm là 139m2, chia thành các phòng sau :
- Phòng đọc của học sinh : 39m2 ( 55 chỗ ngồi)
- Phòng máy tính : 25 m2
- Phòng đọc của CB - GV - CNV : 30 m2 (35 chỗ ngồi)
- Kho tài liệu : 45 m2
Đạt trên chuẩn : 94m2 /2 phòng ( chuẩn là 50m2/2 phòng)
Thư viện còn trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Thư viện như kệ sách, giá sách, tủ trưng bày sách, bàn ghế, tủ phích, quạt máy, máy hút bụi v.v…
2.3 Vốn tài liệu :
Căn cứ chức năng - nhiệm vụ của Thư viện, căn cứ vào đối tượng sử dụng và công dụng của tài liệu, vốn tài liệu của thư viện bao gồm :
- Sách nghiệp vụ của giáo viên : 2286 bản
- Sách giáo khoa : 5054 bản
- Sách tham khảo : 10.344 bản
- Báo, tạp chí : 500 bản
- Băng, đĩa giáo khoa : 116 băng, đĩa
- Tranh ảnh, bản đồ : 200 tờ
Vốn tài liệu Thư viện tổng cộng là : 18.500 bản
Tài liệu được phân chia, sắp xếp theo từng bộ phận để phục vụ :
- Tài liệu tra cứu gồm : bách khoa toàn thư, từ điển thuật ngữ … phục vụ cho cán bộ, giáo viên, học sinh.
- Sách giáo khoa : tổ chức phục vụ rộng rãi cho giáo viên và học sinh. Theo QĐ 01/2003 của Bộ GD và đào tạo đã xây dựng “Tủ sách giáo khoa dùng chung” dành cho học sinh nghèo, con thương binh liệt sĩ …- Sách nghiệp vụ : phục vụ cho giáo viên
- Sách tham khảo : phục vụ cho cán bộ, giáo viên, học sinh được xây dựng từanh : Tủ sách tham khảo, Tủ sách Giáo dục đạo đức, Tủ sách chuyên đề, Tủ sách chính sách pháp luật …
- Tài liệu nghe nhìn gồm đủ các nội dung về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh nâng cao học tập và nghiên cứu
- Tranh ảnh, bản đồ : còn thiếu nhiều chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và giảng dạy.
Từng bước ứng dụng tin học vào trong hoạt động của Thư viện như biên soạn thư mục, mục lục, ký hiệu xếp giá sách v.v…; Tổ chức kho theo phân loại để thực hiện kho mở khi xây dựng Thư viện điện tử.
2.4 Bạn đọc :
Bạn đọc chủ yếu của thư viện trường là Ban giám hiệu, giáo viên, công nhân viên và học sinh.
- Ban giám hiệu : 03 người
- Giáo viên, công nhân viên : 97 người
- Học sinh : 1012 người
3. Hoạt động Thư viện Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm :
- Giờ mở cửa : Sáng từ 7h đến 11h
Chiều từ 13h 30ph đến 17h
- Tổ chức bộ máy tra cứu :
+ Hệ thống mục lục truyền thống : Mục lục chữ cái và Mục lục phân loại
+ Biên soạn Thư mục : Thư mục thông báo tài liệu mới, Thư mục chuyên chuyên đề phục vụ giảng dạy và học tập, Thư mục giới thiệu v.v..
- Học sinh và giáo viên mượn tài liệu qua hệ thống tra cứu, có hai hình thức đọc mượn tài liệu là mượn tại chỗ và mượn về nhà.
- Định kỳ hàng tháng tổ chức tuyên truyền giới thiệu tài liệu mới, tài liệu theo chuyên đề trong buổi sinh hoạt chào cờ hàng tháng thu hút nhiều bạn đọc đến Thư viện. Ngoài ra còn tổ chức trưng bày giới thiệu sách, kể chuyện những tác phẩm yêu thích v.v…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)